4 loại cây Tứ Quý trong văn hóa Việt Nam, bạn biết chưa?

4 loại cây Tứ Quý trong văn hóa Việt Nam, bạn biết chưa?

Bộ tranh Tứ Quý là bộ tranh về 4 loài cây tượng tưng cho 4 mùa trong năm. Tứ Quý là cách gọi ngắn gọn cho 4 loại cây tượng trưng cho 4 mùa và 4 đức tính của người quân tử chân chính. Hãy cùng Dienhoahcm.com tim hiểu về 4 loại cây Tứ Quý trong văn hoá Việt Nam là gì nhé.

4 loại cây Tứ Quý trong văn hoá Việt Nam

Cúc

Hoa Cúc vốn được gọi với một cái tên khác đó là Hoa cúc Vạn Thọ, sinh trưởng và nở hoa mạnh trong tiết trời mát lạnh sẽ cho sắc hoa rực rỡ nhất. Cúc Vạn Thọ có ý nghĩa là trường thọ nên đươc mọi người sử dụng rất nhiều trong tiệc mừng thọ và dịp đầu năm mới. Cúc là loài hoa phổ biến trong cuộc sống, nhà nhà có thể trồng, người người có thể cắm thế điểm đặc biệt của loài hoa cúc này là gì?

4 loại cây Tứ Quý trong văn hóa Việt Nam, bạn biết chưa?

Hoa cúc được sử dụng khá phổ biến

Nếu như ai đã từng trồng loài Cúc Vạn Thọ này thì chắc hẳn không còn xa lạ với những bông cúc dù tàn héo trên thân cây thì hoa chỉ gục xuống như không rụng. Đây là thể hiện rõ nhất của câu nói: “Thà chết đứng còn hơn sống quỳ”.

Trúc

Trúc ở đây được dùng để chỉ chung các loại thuộc họ tre tre có gai nói chung. Có thể nói đây là loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt có khả năng chịu khô hạn cao mà vẫn xanh tươi, đặc biệt là trong mùa hạ khi nhiệt độ lên cao và không có mưa. Thân trúc dài và thẳng cao nhưng không bị cong rạp xuống đất.  Điểm đặc biệt của các giống cây tre, trúc là cho dù bị đốt cháy nhưng không bị cong mà vẫn giữ được dáng thẳng đứng.

4 loại cây Tứ Quý trong văn hóa Việt Nam, bạn biết chưa?

Trúc có sức chịu đựng cao và sinh trưởng tốt

“Trúc dẫu đốt, tiết ngay vẫn thẳng”

Điều này nói lên đức tính ngay thẳng không dễ bị khuất phục của người quân tử như câu : “Chính nhân quân tử, ngay thẳng chính trực”

Tùng

Tùng là một trong 4 loại cây Tứ Quý trong văn hoá Việt Nam. Tùng là cách gọi chung cho những cây thuộc họ thông lá kim. Tùng là loại cây thân gỗ lâu năm, có thể sinh trưởng ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau từ vùng cao cho đến đồng bằng, thậm chí những nơi có khí hậu khắc nghiệt và giá lạnh. Chính vì tùng không kén chất đất và tươi tốt suốt bốn mùa nên tùng tượng trưng cho đạo làm đẹp cho đời của người quân tử.

4 loại cây Tứ Quý trong văn hóa Việt Nam, bạn biết chưa?

Tùng thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau

Tùng dù có bộ rễ khỏe và khả năng bám giữ tốt nên dù có mọc trên núi cao, treo leo trên vách núi hay gánh một tảng tuyết mùa đông trên tán lá thì vẫn đứng thẳng hiên ngang. Một câu thơ nói về sư cao ngạo của cây tùng là:  “Cội rễ muôn đời chẳng động – Thuyết sương thấy đặng đã nhiều ngày” hoặc:

“Chon von thường trụ cũng an nhàn

Rét buốt vững vàng mặc gió chan

Cùng hạc cưu mang làn tuyết đọng

Với nai chia sẻ vóc sương tràn

Bên ghềnh chứng kiến dòng thay đổi

Giữa thác trông chừng cảnh hợp tan

Khí tiết hồn tùng thơm vạn thuở

Vi vu cành lá vuốt cung đàn!”

Mai

Người Việt Nam chúng ta đã quen thuộc với mai vàng của miền nam, loài thực vật sinh trưởng trong thời tiết nhiệt đới ấm nóng. Nhưng hoa mai trong Tứ Quý lại là một loại Mai trắng của người Trung Quốc, loại mai này sinh trưởng và nở hoa được trong tiết trời lạnh giá.

4 loại cây Tứ Quý trong văn hóa Việt Nam, bạn biết chưa?

Mai sinh trưởng và nở hoa trong thời tiết lạnh giá

Mùa xuân là tiếp nối của mùa đông nên hoa muốn nở được vào đầu xuân đã phải sinh trưởng và ươm nụ trong giá lạnh của mùa đông vừa qua. Hoa mai đã vượt qua được cái khắc nghiệt của mùa đông để nở những bông hoa trắng rực rỡ tượng trưng cho sự tinh khiết và sức sống mãnh liệt vượt qua mọi gian nan nguy hiểm để thành công.

Trên đây là ý nghĩa của 4 loại cây Tứ Quý trong văn hoá Việt Nam. Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *