Đặc điểm và cách chăm sóc hoa dừa cạn
Hoa dừa cạn là loài cây thân thảo thích hợp chưng ở nơi làm việc. Hoa dừa cạn chưng ở nơi làm việc hoặc ban công sẽ rất đẹp. Hoa dừa cạn khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Qua bài viết này, Dienhoahcm.com sẽ cung cấp cho bạn đặc điểm và cách chăm sóc hoa dừa cạn đúng cách nhé.
Đặc điểm và cách chăm sóc hoa dừa cạn
Đậc điểm của hoa dừa cạn
Hoa dừa cạn còn có tên gọi khác là hoa hải đằng, bông dừa, dừa rủ, hoa trường xuân, hoa dừa rủ,…Hoa dừa cạn mang dáng vẻ mềm mại, rực rỡ và nhiều màu sắc, được ưa chuộng để trang trí cảnh quan.
Hoa dừa cạn là loài hoa được nhiều người ưa thích
Hoa dừa cạn là loài cây thân thảo nhỏ, có chiều cao từ 45-80cm, được phân thành nhiều cành nhánh khác nhau. Và loài cây này có tên gọi tiếng anh là Periwinkle, tên khoa học là: Catharonthus roseus thuộc họ trúc đào Apocynaceae – Đây là một loài cây phổ biến trên hầu hết tất cả các nước thế giới bởi nó có khả năng thích nghi rất tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, ngay cả những nơi có khi hậu khắc nghiệt.
Tiếp đến là phần lá. Lá cây hoa dừa cạn có hình oval thuôn nhọn ở đầu, nó có kích thước từ 3.5-9cm về chiều dài và khoảng 1-3cm về chiều rộng. Và khi nói đến đặc điểm của cây hoa dừa cạn thì không thể bỏ qua được đặc điểm, đây là loài cây trơn nhẵn, có gân giữa phần màu nhạt và cuống lá ngắn.
Cách chăm sóc hoa dừa cạn
Tưới nước
Tưới nước đều cho cây 2 lần/ngày, vào mùa mưa thì có thể giảm lượng nước tưới xuống còn 1 lần/ngày, khi dừa cạn ra hoa, thì nên tưới dần xuống gốc cây, tránh tưới trực tiếp lên hoa, sẽ khiến hoa bị dập và tổn thương.
Hoa dừa cạn khá dễ trồng và dễ chăm sóc
Bón phân
Sau khi trồng cây con khoảng tầm 1 tháng, tiến hành hành bón phân bón đạm thêm để thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Các tháng tiếp theo, nên sử dụng những loại phân có tác dụng dưỡng hoa, để phun cho cây, định kỳ cứ 7 ngày phun 1 lần. Khi hoa tàn, bạn bón thêm phân chuồng ủ mục để ổn định chất dinh dưỡng trong đất, nuôi dưỡng cây đến khi hoa ra đợt sau.
Phòng bệnh cho cây
Bệnh nấm: Khi mắc bệnh, ngọn cây hoặc cành sẽ bị teo lại, ngọn và lá trở nên héo úa, để lâu cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng và chết dần. Để phòng trừ nấm bệnh, điều đầu tiên cần ghi nhớ chính là thường xuyên cung cấp đầy đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy ngay phần đó để tránh lân lan cho các cành và cây khác, dùng vòi nước xịt mạnh vào các kẽ lá để rửa sạch các ổ nấm.
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp hoa dừa cạn phát triển đều và đẹp
Bệnh úng rễ: Khi cây nhiễm bệnh toàn bộ cây sẽ héo rũ, lá chuyển sang màu úa vàng và rụng sớm, cây có dấu hiệu chết dần. Để khắc phục tình trạng úng rễ, bạn có thể sử dụng phân đạm hòa tan với nước để tưới cho cây là được, nhưng lưu ý phải xử lý sớm vì sau khi bị ngập úng chỉ 1 ngày sau cây đã lụi chết dần.
Hi vọng với những thông tin về cách chăm sóc hoa dừa cạn, các bạn sẽ có được vườn hoa thật đẹp nhé.