Cách chăm sóc cây vạn niên thanh đúng cách
Vạn niên thanh là cây cảnh được ưa chuộng trồng trong nhà vì những ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp của nó. Không chỉ giúp làm đẹp cho không gian nhà bạn mà cây vạn niên thanh còn có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Qua bài viết này, hãy cùng Dienhoahcm.com tìm hiểu cách chăm sóc cây vạn niên thanh đúng cách, giúp cây sống lâu nhé.
Cách chăm sóc cây vạn niên thanh
Đặc điểm của cây vạn niên thanh
Cây Vạn Niên Thanh có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ thực vật Araceae (họ ráy) có hoa, cây có nguồn gốc xuất xứ: Colombia, Brazil. Nhiều người lầm tưởng cây vạn niên thanh với cây trầu bà, thực ra thì cây Trầu Bà cũng được gọi là Vạn Niên Thanh nhưng chính xác hơn là vạn niên thanh leo còn cây này là Vạn Niên Thanh dạng thân. Là loại cây rất phù hợp với người tuổi thìn, đặt cây tại phía Đông Nam phòng khách để tăng tài vận. Theo một số nghiêm cứu của nhà khoa học cây vạn niên thanh có thể kiểm soát sự lâu lan của tế bào ung thư.
Cây vạn niên thanh được ưa chuộng trồng trong nhà
Cách chăm sóc cây vạn niên thanh
Điều kiện thời tiết
Vạn niên thanh cần khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ưa thích từ 17 – 30 độ C. Nó rất cần độ ẩm cao nhưng lại không chịu được ngập úng. Loài hoa này cần được chiếu sáng đầy đủ nhưng khi sắp ra hoa thì cần điều kiện bớt sáng và có lạnh để phân hóa chồi hoa.
Vạn niên thanh ra hoa khá sớm, chỉ khoảng 50 – 60 ngày là cho hoa. Do đó, ai muốn trồng vạn niên thanh thì phải tính toán để có thể thu hoa đúng dịp Tết.
Chăm sóc cây vạn niên thanh
Ngắt bỏ toàn bộ các chồi trên nhánh non. Đặt chậu ở vị trí có ánh nắng, rồi tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.
Tiến hành cắt tỉa, chỉ giữ lại 2 – 3 nhánh để giúp chồi nách phát triển và có thể thưởng thức hoa thêm lần nữa vào mùa thu. Trong thời gian vạn niên thanh nở nên bón phân mỗi tháng 1 lần.
Chăm sóc vạn niên thanh đúng cách sẽ giúp cây sống lâu
Loài hoa này cần được chiếu sáng đầy đủ nhưng tới khi sắp ra hoa thì cần điều kiện bớt sáng và có lạnh để phân hóa chồi cây, nên để ở nơi không bị thấm sương.
Tưới nước
Cây vạn niên thanh có khả năng tích nước ở thân và lá, nên việc tưới nước cũng không quá quan trọng. Nếu để cây trong nhà hoặc văn phòng thì khả năng mât nước của cây cũng không quá nhiều. Tốt nhất là bạn nên tưới nước 2 lần/tuần, mỗi lần tưới đủ ẩm ½ đất, nếu bạn bận đi công tác hoặc đi xa thì nên để cây ở vị trí ít bị mất nước thì cả tháng không cần tưới nước thì cây vẫn có thể sống.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây vạn niên thanh thường bị nhiều sâu ăn lá, sâu cuốn lá và các loại nấm tấn công. Bệnh đốm lá sẽ phát sinh chủ yếu vào mùa mưa do thời tiết ẩm, lúc đầu trên lá sẽ xuất hiện những chấm vàng, sau đó lan thành những đốm nâu tròn. Trong trường hợp này bạn nên dùng Zineb 0,1% và Boocdo 0,5% để phun.
Lưu ý phòng ngừa sâu bệnh cho cây
Nếu cây vạn niên thanh bị thối rễ, nguyên nhân chủ yếu là do tưới nhiều nước làm đất quá ẩm. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này đó là dùng rượu 60 độ rửa sạch, sau đó trồng lại.
Hi vọng qua bài viết về cách chăm sóc cây vạn niên thanh, các bạn sẽ có cho mình chậu cây vạn niên thanh thật đẹp. Chúc các bạn thành công!