Đặc điểm và cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu
Nếu một lần đến Đà Lạt các bạn sẽ phải choáng ngợp trước hình ảnh hàng trăm đoá hoa cẩm tú cầu thi nhau khoe sắc ở mọi nẻo đường. Hoa cẩm tú cầu không quá rực rỡ, không quá cầu kỳ nhưng lại mang một sức hút khó cưỡng đối với những người yêu hoa. Qua bài viết này, hãy cùng Dienhoahcm.com tìm hiểu đặc điểm và cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu nhé.
Đặc điểm và cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu
Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu có tên gọi khác là Dương Tú Cầu, Tử Dương, tên khoa học là Hydrangea. Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản, được du nhập vào Trung Quốc, Việt Nam và ngày càng được ưa chuộng. Hoa cẩm tú cầu ưa ẩm, sống được trong môi trường nắng nhẹ, hay được trồng ở công viên, khu du lịch, tạo nên vẻ đẹp trang nhã, ấn tượng và được trang trí trong vườn nhà.
Hoa cẩm tú cầu là loài hoa được nhiều người yêu thích
Lá của hoa cẩm tú là lá đơn, màu xanh đậm, mọc đối xứng có cuống dài khoảng 0,5cm mọc quanh thân nhánh, lá có hình bầu rộng khoảng 2-3cm, giữa 2 mặt có gân hình xương cá.
Hoa cẩm tú cầu có nhiều màu trắng, tím, xanh, hồng, tuỳ vào đất cũng như độ pH mà hoa có màu sắc khác nhau. Hoa cẩm tú cầu có 4 cánh cuốn dài nối với nhau thành chùm hoa lớn, cánh hoa mỏng đối xứng tạo nên vẻ đẹp của hoa, hoa nở quanh năm và lâu tàn.
Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu
Tưới nước thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
Người ta thường tỉa cành hoa cẩm tú cầu trong mùa Đông, trễ nhất là đầu mùa xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu bạn không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giữ yên chờ hết mùa bông thì cắt bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 tính từ bông xuống gốc/cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây. Lưu ý: Nếu cắt tỉa quá nhiều sẽ làm giảm hoa vào mùa sau). Chừa lại những cành mà mùa trước không có hoa.
Hoa cẩm tú cầu khá dễ trồng và dễ chăm sóc
Mỗi năm bón phân 2 lần cho hoa vào cuối mùa Đông và đầu mùa Xuân. Lượng phân bón sẽ thay đổi tùy theo kích thước của cây. Vùng có khí hậu ấm bón phân vào tháng 5-6, ở nơi lạnh thì tháng 6-7. Ngoài việc bón phân hóa học thì bạn có thể bổ sung thêm phân chuồng hoai mục cho cây.
Cẩm tú cầu đổi màu được như vậy là phụ thuộc vào độ pH của đất. Đất chua, có độ pH thấp hơn 6.0 thì hoa cẩm tú cầu sẽ có hoa màu xanh blue. Đất phèn, với độ pH trên 7.0, sẽ thúc đẩy cây ra màu hồng và màu đỏ. Với độ pH giữa 6 và 7, cẩm tú cầu cho ra những bông hoa hồng tím.
Chăm sóc cẩn thận sẽ giúp cẩm tú cầu phát triển tốt
Để giảm độ pH của đất (tức là muốn cẩm tú cầu ra hoa màu xanh blue), bạn nên bổ sung thêm lưu huỳnh hoặc nhôm, dung dịch clorua sắt hay có thể chôn vài cây đinh gỉ vào gốc cây hoặc cũng có thể chôn vào đất một ít giấy bạc dùng để nướng đồ ăn. Muốn hoa cẩm tú cầu có màu hồng tím có thể bón vào đất một ít vôi bột.
Hi vọng qua những thông tin trên, các bạn sẽ hiểu hơn về cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu nhé.